Muốn con sinh ra khỏe mạnh, chị em phải tránh những thứ này

Read Time:3 Minute, 59 Second

 – Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại sẽ tác động xấu tới sức khỏe phụ nữ mang bầu, dẫn tới việc sẩy thai, lưu thai và gây dị tật thai nhi.

Trong cuộc sống hàng ngày, dù vô thức hay có chủ ý, con người sẽ phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất độc hại khác nhau.

Việc tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại sẽ gây ảnh hưởng đáng lo ngại đến sức khỏe của con người, đặc biệt là sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới, tình trạng sẩy thai, lưu thai, hay thai nhi bị dị tật do người mẹ tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại khá cao.

Tại Việt Nam, hiện chưa có dữ kiện về tác động của các chất hóa học độc hại lên thai phụ, nhưng theo PGS TS BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang – Trưởng Khoa Sản bệnh Bệnh viện Hùng Vương, nếu có nghiên cứu thì số liệu cũng sẽ không khác với các nước trên thế giới.

BS Trang cho hay, có 7 nhóm nguyên nhân được ghi nhận có liên quan đến sảy thai như bất thường di truyền, rối loạn miễn dịch, bất thường giải phẫu cơ quan sinh dục…thì hóa chất có liên quan gián tiếp với các nguyên nhân còn lại.

“Bất thường di truyền có thể liên quan tới vấn đề người đàn ông nghiện bia rượu, thuốc lá làm cho tinh trùng yếu” – vị BS nói và giải thích, khi đấng mày râu ngưng sử dụng các chất kích thích, chất lượng tinh trùng sẽ tốt lên.

PGS TS BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang nói thêm, thai phụ có thể bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày, hay các loại hóa mỹ phẩm hoặc từ môi trường sống.

“Nhiều thai phụ tới bệnh viện khám thai định kỳ mà sơn móng tay, móng chân sặc sỡ. Họ không biết làm như thế sẽ có ảnh hưởng tới thai nhi” – Trưởng khoa sản BV Hùng Vương nêu ví dụ.

Trong số các hóa chất độc hại còn có Coumarin – một trong những chất bị cho là gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Coumarin là một chất kết tinh tự nhiên, khôn màu, tồn tại chủ yếu dưới dạng tự do và được tìm thấy trong một số loài cỏ ngọt, đậu, và có nhiều trong một số loại nấm, đặc biệt là nấm lim xanh.

Hiện nay các nhà khoa học đã xác định được khoảng 600 loại Coumarin.

Vì là một loại hợp chất hữu cơ thơm trong lớp hóa học Benzopyrone (bao gồm các chất có hương thơm), nên Coumarin được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất và chế biến nước hoa, nước xả vải, sử dụng để làm tăng hương thơm cho một số loại thuốc lá, đồ uống có cồn.

Một số tài liệu khoa học chỉ ra rằng Coumarin là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai, dị tật thai nhi nếu trong giai đoạn thai kỳ người mẹ tiếp xúc với các hóa chất thuộc nhóm này.

Đây là loại hoá chất đã bị Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấm sử dụng từ rất sớm bởi nguy cơ gây các chứng bệnh nguy hiểm đến gan, hệ thần kinh và tim mạch.

Coumarin cũng nằm trong danh mục chất cấm sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế Việt Nam.

Thời gian gần đây, các nghiên cứu của Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá phát hiện Coumarin có trong thuốc lá nhập lậu bất hợp pháp tràn lan trên thị trường.

Thuốc lá lậu (điển hình là Jet & Hero) với coumarin và một số thành phần độc hại khác, đang được nhập lậu từ biên giới dọc các tỉnh miền Tây và bày bán công khai.

Các loại thuốc lá bất hợp pháp này cũng đang được người mua tiêu thụ rộng rãi mà không hề hiểu rõ về những hậu quả của chúng đối với sức khỏe người hút trực tiếp, cũng như những người đang vô tình “hút thuốc thụ động” xung quanh.

GĐ Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá Nguyễn Đình Trường cho biết, coumarin là thành phần do nhà sản xuất cố tình đưa vào trong quá trình tẩm ướp sợi thuốc lá để gia tăng hương vị cho sản phẩm.

“Đây là chất nằm trong danh mục cấm dùng trong thực phẩm của Bộ Y tế nên các sản phẩm thuốc lá trong nước không được phép sử dụng” – ông Trường khẳng định.

Văn Đức


Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Leave a Reply

Previous post Ôm hận khi chi hàng trăm triệu “xuất ngoại” sửa mũi
Next post Lạm dụng đồ uống này, vòng 1 thành ‘màn hình phẳng’